Cửa chống cháy là gì? | 5 Ứng dụng của cửa chống cháy

  • Bách khoa Việt Nam
  • Chia sẻ

Cửa chống cháy đang trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho các công trình hiện đại. Vậy cửa chống cháy là gì, có những đặc điểm nổi bật nào? Hãy cùng Cửa chống cháy Bách khoa tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cửa chống cháy Bách Khoa
Cửa chống cháy Bách Khoa

Cửa chống cháy là gì?

Cửa chống cháy hay còn gọi là cửa ngăn cháy là loại cửa được thiết kế đặc biệt nhằm hạn chế sự lan truyền của lửa và khói trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Với khả năng chịu lửa từ 60, 90 đến 120 phút, cửa chống cháy giúp kéo dài thời gian thoát hiểm, bảo vệ con người và tài sản một cách tối ưu.

Cấu tạo của cửa chống cháy

Cửa chống cháy có cấu tạo phức tạp, bao gồm các bộ phận sau:

  • Khung cửa: Làm từ thép hoặc gỗ sơn tĩnh điện, đảm bảo kín khít và an toàn.
  • Cánh cửa: Gồm các lớp cách nhiệt như foam, bông thủy tinh, giúp ngăn lửa và cách nhiệt hiệu quả.
  • Gioăng cao su: Cản khói, giảm va đập, tăng độ kín khít.
  • Phụ kiện: Tay nắm, ổ khóa, bản lề, tay co thủy lực,… đảm bảo an toàn và tiện lợi khi sử dụng.

Các thành phần này cùng nhau tạo nên một giải pháp toàn diện để bảo vệ các khu vực khỏi hỏa hoạn, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Cấu tạo cửa thép chống cháy
Cấu tạo cửa thép chống cháy

>>> Xem thêm: Cấu tạo cửa chống cháy chi tiết

Ưu điểm của cửa chống cháy

Chống cháy vượt trội, ngăn cháy và ngăn khói hiệu quả

Ưu điểm lớn nhất của cửa chống cháy là khả năng ngăn lửa và khói lan giữa các khu vực, bảo vệ an toàn cho người trong tòa nhà. Với khả năng chịu nhiệt từ 60-120 phút, cửa giúp giảm thiệt hại, tạo thời gian cho lực lượng cứu hỏa kiểm soát đám cháy hiệu quả.

Bảo vệ tính mạng và tài sản

Cửa chống cháy góp phần tạo ra không gian an toàn, giảm nguy cơ người trong tòa nhà bị mắc kẹt trong vùng lửa hoặc khói độc hại. Cửa giúp tạo điều kiện cho các lối thoát hiểm vẫn hoạt động bình thường, từ đó bảo vệ tính mạng con người. Đồng thời, việc giảm tốc độ lan truyền của lửa giúp giảm thiểu thiệt hại cho các khu vực khác, bảo vệ tài sản và kết cấu công trình.

Thiết kế đa dạng, linh hoạt

Cửa chống cháy có nhiều loại khác nhau, từ cửa thép, cửa gỗ, cửa kính, đến các loại cửa kết hợp, đáp ứng được yêu cầu của nhiều loại công trình, từ dân dụng đến công nghiệp. Tùy theo nhu cầu, người sử dụng có thể lựa chọn các mẫu cửa chống cháy vừa đảm bảo an toàn vừa phù hợp với kiến trúc và thẩm mỹ của tòa nhà.

Tuân thủ quy định pháp luật

Việc lắp đặt cửa chống cháy tại các công trình xây dựng là một trong những yêu cầu bắt buộc theo quy định phòng cháy chữa cháy của Nhà nước. Sử dụng cửa chống cháy giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định, tránh bị xử phạt hoặc đình chỉ hoạt động.

Các loại cửa chống cháy phổ biến

Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn chất liệu cửa chống cháy phù hợp.

Cửa thép chống cháy

Cửa thép chống cháy được sử dụng ở những công trình với tính ứng dụng cao và cấu tạo đơn giản. Cửa được lắp đặt gần khu vực thoát hiểm, hành lang, thang bộ và những khu vực dễ xảy ra cháy nổ. Vậy nên, người bên trong có thể dễ dàng di chuyển qua lối thoát. Để cửa thép hoạt động hiệu quả cần trang bị đầy đủ phụ kiện: tay co thủy lực, thanh đẩy thoát hiểm, ổ khóa. 

Cửa thép chống cháy có những ưu điểm vượt trội:

  • Độ bền cao, không cong vênh
  • Độ khít đạt chuẩn
  • Dễ vệ sinh, bảo dưỡng

Cửa vân gỗ chống cháy 

Đây là loại cửa được nhiều khách hàng ưa chuộng. Cửa sản xuất bằng công nghệ hiện đại, dựa trên quy trình khép kín có độ hoàn thiện cao và đẹp mắt. Loại cửa này được làm từ thép mạ điện có độ dày; 0.6mm – 1.5mm.

Bề mặt bên ngoài của cửa được phủ một lớp sơn tĩnh điện và có đường vân gỗ sang trọng. Cửa vân gỗ có phần lõi làm từ giấy tổ ong và bông thủy tinh. Các chất liệu không chỉ có trọng lượng nhẹ mà còn giúp cửa kháng nhiệt, hạn chế cháy lan rộng. 

Cửa vân gỗ chống cháy có những ưu điểm vượt trội:

  • Kết cấu cửa chắc chắn, độ khít đạt chuẩn
  • Cửa vân gỗ có mức giá phải chăng
  • Giá trị thẩm mỹ cao

Cửa kính chống cháy

Loại cửa này thường được lắp ở một số địa điểm: nhà hàng, siêu thị, khách sạn… Bên ngoài cửa có mẫu mã khá giống các mẫu kính thông thường. Nhờ đó mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho không gian cần tính thẩm mỹ cao. 

Một số ưu điểm của cửa:

  • Ngăn được truyền dẫn nhiệt độ 
  • Giảm tốc độ cháy của kính
  • Có va chạm mạnh cửa sẽ vợ thành những mảnh nhỏ
  • Ngăn khói lan truyền ra nhiều khu vực 
  • Đa dạng mẫu mã. 

5 ứng dụng của cửa ngăn cháy

1. Công trình dân dụng (nhà ở, chung cư)

  • Cửa ra vào căn hộ: Lắp đặt tại cửa chính để ngăn cháy lan từ hành lang vào nhà hoặc ngược lại.
  • Lối thoát hiểm: Đảm bảo an toàn tại cầu thang thoát nạn, ngăn lửa và khói xâm nhập.
  • Phòng kỹ thuật: Bảo vệ khu vực chứa hệ thống điện, gas và các khu vực nguy hiểm khác.
Cửa chống cháy chung cư
Cửa chống cháy chung cư

2. Công trình thương mại (văn phòng, trung tâm thương mại)

  • Lối ra vào chính: Bảo vệ khách hàng và nhân viên trong trường hợp hỏa hoạn.
  • Nhà kho, lưu trữ: Ngăn lửa tại các khu vực chứa tài liệu, hàng hóa dễ cháy.
  • Bãi đỗ xe: Hạn chế nguy cơ cháy lan từ khu vực đỗ xe.

3. Công trình công nghiệp (nhà xưởng, nhà máy)

  • Khu vực sản xuất: Ngăn cháy lan giữa các dây chuyền sản xuất.
  • Kho hóa chất, nhiên liệu: Bảo vệ tài sản và giảm rủi ro cháy nổ.
  • Phòng máy móc: Bảo vệ thiết bị quan trọng, giảm thiểu thiệt hại.

4. Công trình công cộng (trường học, bệnh viện, nhà ga, sân bay)

  • Trường học: Bảo vệ học sinh tại phòng học và hành lang.
  • Bệnh viện: Đảm bảo an toàn tại phòng bệnh và khu vực hành lang.
  • Nhà ga, sân bay: Ngăn cháy lan, bảo vệ hành khách và nhân viên.

5. Các công trình khách sạn, nhà hàng

  • Phòng khách sạn: Ngăn cháy lan giữa các phòng, đảm bảo an toàn cho khách lưu trú.
  • Khu vực bếp: Bảo vệ nhà bếp và kho lưu trữ khỏi nguy cơ cháy nổ.

Xem thêm: Cửa thép chống cháy là gì? Báo giá cửa thép chống cháy mới nhất

Những lưu ý khi sử dụng cửa chống cháy 

Một số luu ý khi sử dụng bạn cần chú ý:

Vị trí lắp đặt 

Cửa cần được lắp ở những vị trí đặc biệt cần đảm bảo được tính năng chống cháy khi gặp sự cố. Với khu nhà cao hơn 4 tầng thì nên đặt ở phía cửa trên cao. Hoặc ở khu vực chung cư sẽ được lắp tại cửa ra vào thang bộ, khu thoát hiểm, phòng điều khiển…

Phần khe hở 

Đây là phần cần phải chú ý khi xảy ra sự cố cháy. Độ hở được tạo nên từ cửa và khung cần lớn hơn so với các cửa thông thường. Phần khe hở cần đạt tiêu chuẩn thì độ dày của cửa càng cao.

Những rủi ro khi lắp đặt 

Khi lắp đặt cần chú ý khu vực có gió lớn, gió hút hoặc đẩy nên sử dụng tay co thủy lực. Khi có tay co thủy lực độ va đập sẽ được giảm đi. Vậy nên bạn cần chú ý để đảm bảo độ bền của sản phẩm được tăng lên. 

Lưu ý khi mua cửa chống cháy 

  • Tìm hiểu rõ về thời gian chống cháy: cửa chống cháy được chia thành nhiều loại phụ thuộc vào thời gian chống cháy. Cụ thể như chống cháy: 60 phút, 90 phút, 120 phút… Tuy nhiên, tùy theo từng công trình nên lựa chọn loại cửa phù hợp. Không nên mua cửa chống cháy thời gian quá dài không cần thiết với từng loại công trình. 
  • Lựa chọn mẫu mã, thiết kế phù hợp: tùy thuộc vào từng vị trí lắp đặt sẽ có loại cửa ngăn cháy phù hợp với từng loại không gian. Loại cửa chống cháy vân gỗ phù hợp sử dụng ở mọi không gian. 
  • Kiểm tra, giám sát khi lắp đặt: cần kiểm tra kỹ về thông số, khả năng chịu nhiệt, độ bền… Cần giám sát khâu lắp đặt để đảm bảo cửa đóng chắc chắn nhưng vẫn mở được khi xảy ra sự cố. 
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Cần chọn mua từ các nhà sản xuất có đầy đủ giấy tờ kiểm định, đảm bảo mua hàng tốt, chính hãng. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về cửa chống cháy mà Bách Khoa gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cửa chống cháy và những ứng dụng của nó.

Bạn đang có nhu cầu lắp đặt cửa chống cháy – Liên hệ ngay với Bách Khoa Việt Nam để nhận Báo giá cửa chống cháy chi tiết nhất nhé!

  • Hotline – HN: 0967 50 50 30
  • Hotline – HCM: 093 146 8833 
  • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
  • Email: baogia@bkvietnam.vn

Để lại một bình luận

Bài viết liên quan
Xem tất cả

Yêu cầu báo giá

    Họ và tên *

    Số điện thoại *

    Để lại lời nhắn

    Tìm kiếm